Có ba phương pháp chính để kiểm tra an toàn dây cáp thép đó là: kiểm tra trực quan, thử tải, phương pháp rò rỉ từ thông MFL và tính toán lực kéo đứt.
Hãy cùng Capmaycongtrinh.com đi tìm hiểu về các phương pháp này.
Kiểm tra trực quan
Dùng thước, panme để đo đường kính cáp công trình, quan sát bằng mắt thường. Sợi cáp đảm bảo an toàn là sợi cáp còn mới, không bị bong tróc hay đứt gãy, cong vẹo. Tuy nhiên, cách kiểm tra này chỉ có thể nhìn ra vấn đề bên ngoài, còn các phần bên trong cáp thép không thể kiểm tra nên độ chính xác không cao.
Thử tải
Dùng máy móc để kiểm tra trọng tải làm việc, trọng tải an toàn và khả năng làm việc an toàn của dây cáp thép công trình. Cách này giúp người ta dễ dàng tính toán và lựa chọn cáp thép phù hợp với từng thiết bị, đảm bảo độ an toàn, tin cậy cao.
Phương pháp rò rỉ từ thông (MFL)
Phương pháp rò rỉ từ thông (Magnetic Flux Leakage – MFL) là một kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing – NDT) được sử dụng để kiểm tra cáp thép. MFL có thể phát hiện và đánh giá vết rỗ, ăn mòn trong cả bể chứa và các cấu trúc vật liệu sắt từ.
Trong quá trình kiểm tra, thiết bị MFL sẽ tạo ra một từ trường mạnh xuyên qua cáp thép. Khi có sự thay đổi về độ dày của cáp do ăn mòn hoặc vết rỗ, từ trường sẽ bị rò rỉ. Thiết bị MFL sẽ phát hiện sự rò rỉ này và từ đó xác định vị trí cũng như mức độ của vết ăn mòn hoặc rỗ.
Phương pháp này cho phép kiểm tra toàn bộ bề mặt và phần bên trong của cáp thép, giúp phát hiện các khuyết tật tiềm ẩn mà không cần phải phá hủy hoặc tháo rời cáp. Do đó, MFL là một phương pháp kiểm tra hiệu quả và tiết kiệm thời gian, đặc biệt trong việc kiểm tra an toàn của cáp thép.
Tính toán theo lực kéo đứt
Để kiểm tra độ an toàn của dây cáp thép một cách chính xác hơn, cần kiểm tra lực căng cáp lớn nhất và tỉ số giữa đường kính cáp với các thiết bị cần lắp đặt sử dụng dây cáp, chẳng hạn như ròng rọc hay tang. Cần chọn kích thước của cáp đáp ứng theo nhu cầu sử dụng, dựa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra để xác định lực kéo đứt an toàn cho dòng cáp, từ đó lựa chọn đường kính của cáp sao cho phù hợp với tải trọng làm việc.